Loading...

Xếp theo

Vải không dệt (Non-Woven Fabric) 07/09/2024, 17:42:15

Loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt kim hay dệt thoi mà được làm từ nguyên liệu PP (polypropylene).

  • Màu sắc :
  • Trắng,Nâu,Đen,Đỏ,Xám
  • Định lượng :
  • Đang cập nhật...
  • Trọng lượng :
  • Đang cập nhật...
  • Kích cỡ :
  • Đang cập nhật...
  • Xuất xứ:
  • Việt Nam
  • Tình trạng:
  • Còn hàng
Liên hệ

Hotline 0345 362929

Chi tiết sản phẩm

Trong thời đại này, việc sản xuất các nguyên vật liệu không chỉ để đáp ứng nhu cầu của con người mà còn làm giảm tối thiểu hoá việc ô nhiễm môi trường. Vải không dệt là gì và tại sao vải không dệt ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây? Những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm cũng như các cách ứng dụng vải không dệt trong đời sống.

Đặc Điểm Của Vải Không Dệt

1. Vải Không Dệt Là Gì?

Vải không dệt (non- woven fabric) là cụm từ được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất dệt may để biểu thị cho các loại vải được tạo ra không phải bằng phương pháp dệt kim hay dệt thoi mà được làm từ nguyên liệu PP (polypropylene). Một số loại vải không dệt không có đủ độ bền trừ khi chúng được gia cố hoặc tăng cường bằng lớp lót. Trong những năm gần đây, các sản phẩm không dệt đã trở thành sản phẩm thay thế cho bọt polyurethane.

 Vải không dệt giống như vải được làm từ sợi xơ ngắn và sợi xơ dài, liên kết với nhau bằng cách thông qua xử lý hóa học, cơ học, nhiệt học hoặc dung môi.

 Vải không dệt còn được định nghĩa như là các cấu trúc tấm hoặc mạng lưới liên kết lại với nhau bằng sợi hoặc sợi tơ (bằng cách đục màng) một cách cơ học, nhiệt học hoặc hóa học. Chúng là những tấm xốp phẳng hoặc cần được làm trực tiếp từ các sợi riêng biệt, nhựa nóng chảy hoặc màng nhựa. Chúng không được tạo ra bằng cách dệt hoặc đan.

 2. Ưu Điểm Của Vải Không Dệt

2.1. Độ bền và khả năng chịu lực tốt

Vải không dệt có độ đàn hồi tương đối cao và khả năng chịu lực rất tốt nhờ vào đặc tính của các hạt nhựa tổng hợp. Trọng tải của một chiếc túi vải không dệt có thể dao động khoảng 3 – 10kg, vì vậy người sử dụng sẽ rất linh hoạt trong mục đích cũng như hoàn cảnh sử dụng sản phẩm.

2.2. Thân thiện với môi trường

 Một trong những lý do làm vải không dệt ngày càng được ưa chuộng chính là khả năng tự phân hủy của chúng. Sau khi chôn xuống dưới môi trường đất tự nhiên thì vải không dệt sẽ diễn ra quá trình phân huỷ, vì vậy chất liệu này không gây ra ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Quá trình phân hủy của vải không dệt diễn ra như sau: trong vòng 2 năm đầu, 60% trọng lượng sản phẩm làm từ chất liệu này được phân hủy và dần biến mất trong khoảng 5 - 7 năm. Do đó, các nhà môi trường học đang dần khuyến khích người tiêu dùng sử dụng vải không dệt nhiều hơn nhờ đặc điểm nổi bật này.

2.3. Giá thành rất thấp

Giá thành là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Việc sử dụng vải không dệt sẽ đóng góp một phần to lớn làm giảm chi phí sản xuất và đóng gói. Do đó, người tiêu dùng sẽ có được mức giá phải chăng khi mua hàng. Tuy có chênh lệch lớn về mức giá, nhưng chất lượng của vải không dệt không hề thua kém các chất liệu khác có cùng mục đích sử dụng như giấy, vải dệt hay vải bạt.

 2.4. Màu sắc ổn định, đồng bộ

 Hạt Polypropylene là chất liệu chính tạo nên vải không dệt, vì vậy việc nhuộm hay dệt vải trong quá trình sản xuất đều được lược bỏ. Thay vào đó, nhà sản xuất có thể điều chỉnh màu sắc phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng. Đây là một tính năng lớn nhất của loại vải này, người tiêu dùng sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề về màu sắc sản phẩm nữa mà có thể thỏa mái sử dụng, bảo quản sản phẩm trong một thời gian dài.

Vải không dệt

 Một trong những phương pháp để kiểm tra màu sắc của sản phẩm là đặt chất liệu đó dưới ánh sáng. Nếu loại vải bạn sử dụng phân bố màu không đều như là có chỗ đậm, chỗ nhạt, rất có thể sẽ gây giảm chất lượng sản phẩm.

 2.5. In ấn dễ dàng

 Vải không dệt được hình thành bởi các phương pháp in ấn trên trên bề mặt với khả năng hiển thị thông tin và hình ảnh sắc nét. Nhờ vậy, túi vải không dệt dần trở nên phổ biến trong ngành bán lẻ trên toàn thế giới. Nhà sản xuất có thể in địa chỉ, logo của mình lên bề mặt vải và biến chúng thành phương tiện quảng cáo hiệu quả. Tuy vậy, việc in ấn trên vải không dệt cũng đòi hỏi kỹ thuật xử lý chất liệu nhất định để đảm bảo độ phân bố màu sắc, tạo hình ảnh thu hút và bắt mắt người tiêu dùng.

3. Nhược Điểm Của Vải Không Dệt

Do khả năng thấm hút tốt và phân hủy trong môi trường tự nhiên, vải không dệt không thể bảo quản được trong thời gian dài. Đặc biệt khi gặp môi trường nước, vải sẽ dần trở nên kém bền và dễ dàng bị biến đổi. Vì vậy người tiêu dùng nên cân nhắc mục đích sử dụng của bản thânđể lựa chọn chất liệu phù hợp.

4. Ứng Dụng Của Vải Không Dệt

 Nhờ những đặc điểm nổi bật kể trên mà ứng dụng của vải không dệt ngày càng phổ biến.

 4.1. Trong nông nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vải không dệt được dùng để ngăn côn trùng, giúp bảo vệ cây trồng khỏi các loài sâu bệnh hại, khả năng giữ ẩm giúp hạt nảy mầm nhanh hơn,… Vì sản phẩm rất nhẹ nên có thể dễ dàng sử dụng trong quá trình canh tác mà không cần mất quá nhiều thời gian và công sức.

4.2. Trong y tế

Trong lĩnh vực y tế, vải không dệt được ưu tiên sử dụng với số lượng lớn.Các sản phẩm may mặc sử dụng sợi vải này trong bệnh viện là áo phẫu thuật hay áo cách ly chuyên dành cho bác sĩ. Phổ biến hơn chính là khẩu trang chúng ta sử dụng hằng ngày.

Các vật dụng thường xuyên tiếp xúc với da người cần độ an toàn rất cao, đồng thời dễ dàng phân hủy sau khi sử dụng. Đáp ứng được những yêu cầu này, vải không dệt đang dần khẳng định vai trò và trở nên có tầm quan trọng trong đời sống.

Vải không dệt

Khẩu trang làm từ vải không dệt

 4.3. Trong lĩnh vực may mặc

Với đặc tính đàn hồi và khả năng in ấn bắt mắt, túi vải không dệt ngày càng được ưu ái trong lĩnh vực may mặc với nhiều sản phẩm, phổ biến nhất là túi vải không dệt. Túi vải không dệt được sử dụng như túi quà tặng hay các loại túi quảng cáo cho công ty, sự kiện. Tùy vào mục đích kinh doanh mà nhà sản xuất có thể tạo ra chiếc túi phù hợp với doanh nghiệp về kích thước, màu sắc và cả thông tin in trên túi. Bên cạnh đó vải không dệt cũng được sử dụng trong trang phục như các miếng lót quần áo, đế giày hay lót giày.

 4.4. Lĩnh vực bảo hộ lao động

Cũng giống như trong lĩnh vực ý tế, việc bảo hộ lao động đề cao tính an toàn và nhanh chóng. Vải không dệt là chất liệu chính trong việc tạo ra các thiết bị bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, mặt nạ chống khói chống bụi hay giày bảo hộ.

 4.5. Lĩnh vực hàng không

Vải không dệt được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không như đồ nội thất máy bay, đồ dùng một lần cho khách nhờ đặc điểm siêu khó cháy, siêu nhẹ và rất tiện dụng. Nhờ các đặc điểm nổi bật mà vải không dệt được ứng dụng cao trong đời sống

Kết Luận

Có thể thấy rằng, vải không dệt ảnh hưởng rất lớn trong đời sống của chúng ta. Việc sử dụng vải không dệt đang dần trở nên rộng rãi hơn bao giờ hết. Mong bài viết trên sẽ mang đến những thông tin cần thiết và hữu ích để giúp các bạn hiểu rõ hơn về vải không dệt.

Bình luận

Hỗ trợ trực tuyến close